Đánh giá
Theo một số khảo sát của
Vì lý do này,
Để có được hồ lọc nước bạn phải xây hồ lọc. Kích thước của hồ sẽ phụ thuộc vào diện tích và kinh tế của gia đình bạn. Ngoài ra bạn phải chuẩn bị những nguyên vật liệu lọc nước sau:
Than hoạt tính: Than hoạt tính là sản phẩm được làm 100% từ những nguyên liệu tự nhiên như gáo dừa, tre, vỏ trấu. Than hoạt tính có tác dụng lọc nước, loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn gây bệnh, một số kim loại có trong nước.
Cát thạch anh: Cát thạch anh là loại cát có thành phần chính là thạch anh, nó có kích thước nhỏ, dạng hạt, có nhiều góc cạnh, có màu trắng đục hoặc vàng nâu. Cát thạch anh là vật liệu lọc nước có tách dụng giữ lại, làm kết tủa các chất lơ lửng, phù dù có trong nước.
Cát mangan: Cát mangan là loại cát được sinh ra sau quá trình nghiền từ nguồn quặng nguyên liệu và tuyển từ ướt nam châm vĩnh cửu. Cát mangan được ứng dụng nhiều trong lọc nước do nó có khả năng khử mùi nước nhiễm sắc, asen, mùi tanh, mùi hôi bằng cách oxy hóa trự tiếp với bề mặt tiếp xúc.
Sỏi lọc nước: Sỏi lọc nước hay còn gọi là sỏi đỡ có tác dụng lọc nước và làm nước được trong hơn.
Ngoài 4 vật liệu trên, bạn cũng phải chuẩn bị cát đen, cát vàng và ống nhựa PVC có khoan lỗ nhỏ, lưới lổ nhỏ hoặc bao đựng gạo.
Lưu ý: Tất cả các vật liệu lọc nước bên trên cần được rửa sạch trước khi thực hiện làm hồ lọc nước.
Hồ lọc nước sẽ được chia thành 7 lớp, cụ thể như:
Lớp đầu tiên: Đặt ống nhựa PVC đã chuẩn bị vào trong hồ lọc. Sau đó đổ sỏi lọc nước lên trên. Lớp sỏi này dày khoảng 10cm.
Lớp thứ 2: Cát thạch anh sẽ là lớp tiếp theo. Nó được đổ dày khoảng 10cm
Lớp thứ 3: Lớp tiếp theo là cát mangan. Lớp này dày khoảng 10cm.
Lớp thứ 4: Lớp thứ 4 sẽ là than hoạt tính. Lớp than này sẽ có độ dày khoảng 15 - 20cm.
Lớp thứ 5: Cát thạch anh sẽ được đổ bên trên than hoạt tính. Lớp này có độ dày khoảng 10cm
Lớp thứ 6: Cát vàng sẽ được đổ lên trên nhằm giúp nước được trong hơn. Lớp này sẽ có độ dày khoảng 15 - 20cm
Lớp thứ 7: Cát đen. Đây là một lớp khá quan trọng trong lọc nước vì nó có nhiệm vụ giữ lại sắt và các tạp chất ở trên bề mặt cát. Lớp này có độ dày khoảng 20 - 30cm
Trên cùng sẽ là vòi phun nước. Bạn nên sử dụng vòi hoa sen vì khi dùng vòi hoa sen bề mặt nước tiếp xúc với không khí sẽ tăng lên rất nhiều. Lúc này sắt trong nước sẽ phản ứng với không khí và sẽ tăng hiệu quả của các công đoạn lọc nước bên dưới.
Chú ý: Cách mỗi lớp, bạn nên đặt 1 hoặc 2 lưới đã chuẩn bị để ngăn cách các lớp lọc với nhau.
===>>> Bạn nên kết hợp bể lọc nước với thiết bị lọc nước RO để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé. Nghĩa là khi nước đã đi qua bể lọc, bạn nên dẫn nước qua hệ thống lọc nước RO để có được nguồn nước tinh khiết nhất.
Bên trên là cách làm hồ lọc nước giếng mà Môi trường Cửu Long đã chia sẻ đến bạn. Nó cũng khá đơn giản phải không? Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về nguyên lý cũng như ưu và nhược điểm của bể lọc nước giếng khoan. Hãy đọc tiếp những thông tin dưới đây nhé.
Nước giếng khoan là gì? Nước giếng khoan là nguồn nước ngầm nằm sâu trong lòng đất. Chúng được con người khai thác và được đưa vào sử dụng.
Nước ngầm có được là do nước từ mặt đất thẩm thấu qua các lớp đá trầm tích và đi xuống lòng đất tạo thành những mạch nước ngầm. Quá trình tạo ra mạch nước ngầm phải mất hàng trăm năm hoặc lâu hơn mới có thể hình thành. Vì thế, nước ngầm mặc dù còn rất nhiều nhưng nếu không biết tiết kiệm thì một ngày không xa chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn đề thiếu nước ngọt.
Như các bạn cũng biết, nước giếng khoan sau một thời gian bơm từ lòng đất lên có hiện tượng nổi váng, có mùi tanh,... Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết nước giếng khoan bị nhiễm phèn, nhiễm sắt. Ngoài ra, nước giếng khoan còn tồn tại những hợp chất vô cơ, hữu cơ, các kim loại nặng, những vi khuẩn gây bệnh nghiêm trọng cho con người. Chính vì thế, nước giếng khoan phải được xử lý trước khi sử dụng nếu không hậu quả mà nó đem lại sẽ không thể lường trước được.
Nguyên lý hoạt động của bể lọc nước dựa theo nguyên tắc thẩm thấu. Khi nước giếng khoan được bơm vào bể lọc, nước sẽ được thẩm thấu qua lớp cát đen. Ở đây, cát đen sẽ có nhiệm vụ giữ lại các bụi bẩn có kích thước lớn, sinh vật, phèn, sắt,... có trong nước.
Sau đó nước sẽ chảy qua lớp cát vàng, cát thạch anh và than hoạt tính. Ở lớp này, than hoạt tính sẽ có nhiệm vụ hấp thụ tất cả các chất độc hại, các chất hữu cơ tồn tại trong nước. Tiếp đó, nước sẽ thẩm thấu quá các lớp cát mangan, cát thạch anh, sỏi lọc nước để loại bỏ hoàn toàn những vi khuẩn, bụi bẩn còn dư lại bởi các lớp trên.
Nguyên lý này sẽ vận hành liên tục. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra, vệ sinh và làm sạch vật liệu lọc nước 6 tháng 1 lần. Như cát đen thì 3 tháng nên thay 1 lần.
Đây cũng là câu hỏi mà Môi trường Cửu Long được hỏi trước khi có viết bài này. Lý do mà bạn nên dùng hồ lọc nước đó là hiệu quả làm sạch nước khá cao, nó có thể loại trừ được 90 - 95% cặn bẩn và vi khuẩn có trong nước. Ngoài ra, khi sử dụng hồ lọc nước, sẽ không đòi hỏi thiết bị phức tạp, vận hành đơn giản.
Hồ lọc nước không chỉ loại bỏ được cặn bẩn, nó còn có thể khử được một số kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ, vô cơ tồn tại trong nước. Mà dùng bể lọc nước cũng khá thuận tiện vì nó có sẵn bể chứa phục vụ cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt..
Cách làm hồ lọc nước giếng khoan bên trên là những điều mà
Chúc các bạn thành công!
Hãy sử dụng máy lọc nước để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình
CTY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ MÔI TRƯỜNG CỬU LONG
⏱ Từ Thứ 2 - Thứ 7 (8:00 - 17:00)
🏠 60 Đường 3158A Phạm Thế Hiển - P.7 - Q.8 - Tp.HCM
🏠 Đường 2-3-4, Vĩnh Lộc A - Bình Chánh - Tp.HCM
📲 (+84) 98 228 3389